Truy cập nội dung luôn

Ngày Nhân quyền thế giới

2024-12-06 14:56:00.0

Phổ biến tuyên truyền Ngày Nhân quyền thế giới

 Thực hiện công văn Số 5174/SYT-TCHC ngày 04/12/2024 của Sở Y tế  Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Ngày Nhân quyền thế giới.

Nội dung tuyên truyền

          1.1. Trước thời điểm Ngày Nhân quyền thế giới (từ ngày 30/11/2024 đến ngày 09/12/2024)

  • Nội dung, giá trị lý luận và thục tiễn cúa Tuyên ngôn thế giới về quyền con nguời năm 1948 của Liên hợp quốc; ý nghĩa của Tuyên ngôn đối với thúc đấy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam; tập trung tuyên truyền đậm nét những giá trị phổ quát về quyền con người đã được thế giới công nhận, điển hình như nguyên tắc bình đang, không phân biệt đối xử...
  • Quan điếm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo đảm và thúc đấy quyền con người thể hiện rõ trong bản Tuyên ngôn độc lập và trong Hiến pháp. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững và cụ thế trong các Văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các Quyết định của Chính phủ.
  • Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề quyền con người trong xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh”.
  • Thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam trong gần 40 năm đổi mới trên các lĩnh vực: Dân sự, chính trị; kinh tế, xã hội và văn hoá; bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tốn thương (phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người có HIV/AIDS, người dân chịu ảnh hưởng tác động của biến đối khí hậu...); đặc biệt là bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người dân tộc thiểu số; quyền tự do báo chí, ngôn luận, Internet, quyền của người lao động...
  • Thành tựu trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền con người; công tác đặc xá, bảo đảm các quyền cơ bản của những người chấp hành án phạt tù (bao gồm cả người nước ngoài).
  • Vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong các hoạt động chung vì quyền con người, bước đầu có đóng góp cho việc định hình thể chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới.
  • Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong sạch bộ máy và quyết tâm chính trị, định hướng phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới.
  • Đấu tranh, phản bác các thông tin xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo, tự do báo chí và vấn đề “dân tộc bản địa” của các thế lực thù địch, các tổ chức NGO về nhân quyền.

          1.2. Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/2024)

  • Những kết quả đạt được của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 (nhũng sáng kiến, đóng góp của Việt Nam về công tác bảo vệ quyền con người toàn cầu như: Biến đổi khí hậu, thúc đấy quyền phụ nữ, trẻ em, nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương...)
  • Kết quả thực thi các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ICCPR, CERD, CAT...)
  • Các chương trình, chính sách bảo đảm quyền và lợi ích họp pháp của người lao động, đảm bảo nhân quyền cho nhóm dễ bị tổn thương khác như người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, nạn nhân của bạo lực, buôn bán người, người nghiện ma túy... (Bộ Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật Bảo hiêm xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bảo DTTS&MN đến năm 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ các nhóm đối tượng).
  • Các chủ trương, chính sách, tình hình bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo tinh thần tôn giáo là nguồn lực phát triển đất nước.

         1.3. Sau thời điểm Ngày Nhân quyền thế giới (từ ngày 10/12/2024 đến ngày 31/12/2024)

  • Tuyên truyền công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIV với những chủ trương liên quan đến thúc đẩy và bảo đảm quyền con người.
  • Ket quả Chưoưg trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 và các chương trình, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi khác.
  • Tiếp tục tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các thông tin xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo, các đối tượng vi phạm pháp luật phía nước ngoài quan tâm và vấn đề “dân tộc bản địa”.

2. Biểu ngữ vi các nội dung sau:

+ Bảo đảm quyên con người cho tát cả mọi người;

+ Việt Nam chung sức cùng cộng đong quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;

+ Việt Nam ưu tiên thực hiện các cam kêt quốc tế về quyền con người;

+ Việt Nam luôn tạo điểu kiện cho các tôn giáo phát trỉên, đồng hành cùng dân tộc;

+ Vỉệt Nam no lực nâng cao chất lượng cuộc sống, vị thế của đồng bào dân tộc thiêu sô;

+ Việt Nam quyết tâm đấy lùi nạn mua, bán người;

+ Việt Nam kiên quyết đấu tranh với hành vỉ tra trấn, nhục hình;

+ Việt Nam tích cực hoàn thiện hệ thắng pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân.